![]() |
Ảnh minh họa |
Uỷ
ban Bảo vệ Ký giả quốc tế, ngày 14/2/2013, đã công bố cái gọi là “phúc trình
thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu”, trong đó cho rằng Việt Nam
đang nằm trong top 5 quốc gia cầm tù nhiều ký giả nhất thế giới. Đánh giá này
thiếu thực tế, không đúng với tình hình báo chí Việt Nam, nếu không muốn nói là
đã xuyên tạc trắng trợn về tự do báo chí tại Việt Nam.
Thành lập năm 1981, Tổ chức "Ủy ban bảo vệ ký giả"
(tên tiếng Anh là Committee to Protect Journalists - viết tắt là CPJ) có trụ sở
ở New York, Mỹ. Hiện nay, Ban điều hành của CPJ, gồm 35 thành viên do Paul
E.Steiger giữ cương vị Chủ tịch, Joel Simon đảm nhận chức vụ Giám đốc điều
hành.
Ban đầu khi thành lập, CPJ đề ra tôn chỉ, mục tiêu "thúc
đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin
và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan v.v...".
Với mục tiêu, tôn chỉ đẹp như vậy, ai cũng có quyền kỳ vọng
vào sự hướng thiện của nó, nhưng gần đây dư luận liên tiếp cáo buộc CPJ đã bị
lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng. Mới đây, CPJ lại xuyên tạc Việt
Nam "tấn công, đàn áp báo giới hoặc ngăn chặn mọi trang web, blog và những
tài liệu trên mạng Internet...". Hơn thế nữa, CPJ còn đưa nhiều luận điệu
xuyên tạc về tình hình tự do báo chí, đặc biệt là hoạt động quản lý Internet, blog ở Việt Nam. Đó là những luận điệu
vô căn cư, bởi những lý lẽ mà ủy ban này đưa ra không thuyết phục và không
đúng với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán của
Việt Nam.
Trong
cái gọi là “phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu”, Uỷ ban
Bảo vệ Ký giả quốc tế cho rằng đã có một số Blogger và công dân mạng Việt Nam
hiện bị cầm tù vì đã đưa lên mạng những phát biểu ôn hòa các ý kiến của họ. Nhưng chưa cần dẫn những
minh chứng cho thấy Uỷ ban Bảo vệ Ký giả quốc tế thiếu thông tin thực tế về
tình hình báo chí tại Việt Nam mà ngay trong tựa đề “Những blogger và
công dân mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” của cái gọi là “phúc
trình”, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả quốc tế đã cho thấy sự “lập lờ đánh lận con đen” của
họ, khi đánh đồng các nhà báo chính danh, lấy hoạt động báo chí làm nghề nghiệp
xã hội với các blogger lợi dụng internet để thực hiện các hành vi vi phạm điều
88 của Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ nhất, ở Việt Nam, nhà báo hành nghề
được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề, còn blogger viết ý kiến
cá nhân, họ không phải là nhà báo. Các nhà báo chính danh được đào tạo chuyên
môn, tự hào được hoạt động vì sự phát triển của báo chí Việt Nam, và còn góp phần
không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Còn các blogger, là những người
chuyên viết nhật ký mạng, tác phẩm của họ là các bài viết đăng trên các trang
thông tin điện tử, họ không mang trách nhiệm xã hội. Như vậy, ngay trong tựa đề
của cái gọi là “phúc trình”, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả quốc tế đã cố tình đánh tráo
khái niệm để bôi nhọ tình hình thực tế báo chí Việt Nam.
Thứ hai, ở Việt Nam không có nhà báo nào
bị bỏ tù chỉ vì họ hành nghề báo chí như CPJ cáo buộc. Những blogger bị phạt tù
là vì họ vi phạm pháp luật Việt Nam, đã được tòa án các cấp xét xử một cách
công khai, theo tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Khi tòa án xét xử,
họ đều có luật sư bào chữa nhưng với những chứng cứ phạm tội rõ ràng, họ phải
cúi đầu nhận tội. Luật sư bào chữa của họ cũng phải thừa nhận phiên tòa xét xử đúng
người đúng tội. Việt Nam không thể bỏ tù bất kỳ ai một cách vô cớ và không bỏ
tù ai chỉ vì họ “nói lên những gì nhà nước không thích”, như CPJ nhận xét.
Ở Việt Nam, báo chí đã trở thành diễn
đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng
bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của cá nhân. Mọi người đều có quyền
đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
trong đó có báo chí. Tính đến nay, Việt Nam đã có 702 cơ quan báo chí, trong đó
có 634 cơ quan báo in với 813 ấn phẩm; 70 đài phát thanh truyền hình trung ương
và địa phương, hơn 200 báo điện tử và hệ thống báo chí trên mạng Internet. Hội
nhà báo Việt Nam tổ chức nghề nghiệp quản lý hơn 19 nghìn hội viên, trong đó có
gần 17 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ
quan báo chí từ trung ương đến địa phương, luôn khuyến khích mọi nhà báo hoạt động
tự do, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Vì vậy, nhà báo trước hết là công dân Việt Nam đều phải trách nhiệm trước pháp
luật về những thông tin trong tác phẩm báo chí của mình, nếu vi phạm thì đều bị
xử lý. Đối với các blogger, họ không phải là nhà báo mà lợi dụng quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí để phát tán những bài viết có nội dung bôi nhọ Đảng,
xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân thì tùy vào tính chất, mức
độ và hậu quả xảy ra để xử lý theo đúng pháp luật.
Thực tế ở Việt Nam
không có chuyện "tấn công, đàn áp báo giới và quan trọng hơn nữa là Việt
Nam không ngăn chặn mọi trang web, blog và những tài liệu trên mạng..." mà
CPJ đã trót nói ra. Đó là sự thật! Yêu cầu CPJ hãy trở về với tôn chỉ, mục tiêu ban đầu./.
** Alice **
Những phán quyết trên là không đúng, chỉ là phiến diện.Mọi người dù làm gì cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình.
Trả lờiXóaMọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, nhà báo trước hết là công dân Việt Nam đều phải trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin trong tác phẩm báo chí của mình, nếu vi phạm thì đều bị xử lý và các Blogger cũng không phải là ngoại lệ.
Trả lờiXóaah họ chưa từng đến Việt Nam nhưng lại có thể nhận xét về Việt Nam qua những báo cáo của bọn bán nước, phản động cung cấp. Có giỏi đến Việt Nam một lần xem thực hư thế nào chứ cứ ngồi một chỗ phán như ông thánh đến con tao 2 tuổi còn làm được.
Trả lờiXóaah họ chưa từng đến Việt Nam nhưng lại có thể nhận xét về Việt Nam qua những báo cáo của bọn bán nước, phản động cung cấp. Có giỏi đến Việt Nam một lần xem thực hư thế nào chứ cứ ngồi một chỗ phán như ông thánh đến con tao 2 tuổi còn làm được.
Trả lờiXóa“Theo những thông tin mà chúng tôi có được thì chúng tôi có thể đưa ra một nhận xét là nguy cơ một cuộc chiến tranh mạng đối với nước ta là có thể xảy ra do các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những thành tựu công nghệ thông tin để chống phá Việt Nam và bản thân hệ thống mạng thông tin của chúng ta vẫn còn có những sơ hở
Trả lờiXóatình hình tội phạm mạng trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, còn ở Việt Nam các “thế lực thù địch” cũng đã sử dụng các mạng xã hội, các trang web, blog cá nhân để tuyên truyền, xuyên tạc vu cáo
Trả lờiXóađại đoàn kết dân tộc sẽ không có bất cứ thế lực thù địch nào làm gì được chúng ta cho dù chúng có chiêu bài gì chăng nữa
Trả lờiXóaVũ khí càng ngày càng hiện đại vì thế việc chiến tranh bằng vũ khí sẽ đem lại bất lợi cho tất cả. Việc chọn diễn biến hòa bình chính là vũ khí mới mà Mỹ muốn sử dụng với chúng ta
Trả lờiXóacác bạn trẻ nếu cập nhập được các thông tin phản động và chống chính quyền nhà nước thì nên lên tiếng bảo vệ va thể hiện quan điểm của mình đó là một việc làm nhỏ nhẹ góp sức mình vào cuộc chiến tranh không tiếng súng này
Trả lờiXóaĐó là những luận điệu vô căn cư, bởi những lý lẽ mà ủy ban này đưa ra không thuyết phục và không đúng với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán của Việt Nam.
Trả lờiXóaở nước ta bây giờ báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của cá nhân.
Trả lờiXóaQuản lý báo chí là điều tất nhiên mà bất kì một nhà nước nào cũng thực hiện để đưa các hoạt động báo chí đi vào phục vụ có hiệu quả đời sống quần chúng nhân dân. Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều như vậy. Tuy nhiên tùy tình hình, điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà có hoạt động quản lý phù hợp. Nói Việt Nam vi phạm quyền tự do báo là vô căn cứ và thiếu cơ sở. Đây chỉ là chiêu bài vu khống Việt Nam nhằm làm hạ uy tín nước ta trên trường quốc tế mà thôi.
Trả lờiXóaBản chất của chủ nghĩ tư bản là xuyên tạc và dối trá. Đây là 1 cách để chúng tạo đà để can thiệp vào nước ta thôi. Việt Nam luôn là 1 nước tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Trả lờiXóaNhà báo trước hết là công dân Việt Nam đều phải trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin trong tác phẩm báo chí của mình, nếu vi phạm thì đều bị xử lý, không thể cho bọn cơ hội lộng hành được
Trả lờiXóathế thì chết, bất lợi rồi, bọn nó làm thế nào mà mua được thằng này vậy. có vẻ nó nhìn số lượng kí giả phản động chứ có thèm để í nội dung đâu
Trả lờiXóaAi cũng cần có chính kiến của riêng mình, không nên vì những thông tin xuyên tạc, bịa đặt mà nghe theo bọn chúng
Trả lờiXóaBản chất của chủ nghĩa tư bản là xuyên tạc và dối trá.Nói Việt Nam vi phạm quyền tự do báo là vô căn cứ và thiếu cơ sở. Đây chỉ là chiêu bài vu khống Việt Nam nhằm làm hạ uy tín nước ta trên trường quốc tế mà thôi.
Trả lờiXóathực chất ủy ban này đã được các thế lực chống đối Việt Nam hậu thuẫn từ đó gây những xuyên tác dối trá làm mất uy tín của Đảng cầm quyền
Trả lờiXóathật đáng buồn cho một Ủy ban tầm cỡ lớn như vậy mà lại đưa ra kết luận thiếu cơ sở đối với Việt nam? Các ngài làm như vậy có biết rằng sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hình ảnh, xã hội Việt Nam hay không
Trả lờiXóanhững kẻ xuyên tạc và bôi nhọ chính quyền Việt nam, những kẻ chống phá Đảng và Nhà nước đó đáng phải bị giam cầm và phạt tù thích đáng.
Trả lờiXóaĐề nghị Ủy ban Bảo vệ ký giả quốc tế không xuyên tạc và bôi nhọ về chính trị, tình hình tự do báo chí tại Việt Nam như vậy. Việc làm của các ngài đáng bị lên án
Trả lờiXóabáo chí giờ chán thật đấy. Đã nhiều báo lá cải thì chớ, giờ đến cả Ủy ban to như thế mà còn làm ăn cái kiểu vụ lợi, hậu thuẫn cho lực lượng xấu bôi nhọ nước khác nữa
Trả lờiXóalà một người tuy không hiểu nhiều về chính trị nhưng tôi cũng đủ nhận thấy rằng Ủy ban bảo vệ Ký giả quốc tế làm như vậy là hoàn toàn sai trái. Việt Nam có đủ bằng chứng về việc tự do ngôn luận và báo chí ở Việt Nam không như lời xuyên tạc đó
Trả lờiXóa