Bắt đầu từ ngày 01/01/2013, Luật biển Việt Nam có hiệu lực
thi hành. Việc Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua trước
đó đã thỏa lòng mong mỏi, chờ đợi của bao thế hệ Việt Nam. Không những dân tộc
Việt Nam, kiều bào ở nước ngoài mà dư luận quốc tế cũng ủng hộ mạnh mẽ.
Tuy nhiên một số ý kiến về phía Trung Quốc và Đài Loan đã
bày tỏ quan ngại cho rằng Luật Biển Việt Nam có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến quan
hệ với các nước trong khu vực.
Đó là những ý kiến mà tôi cho rằng rất “cá nhân”, thực tế Việt
Nam thong qua Luật Biển là bình thường và cần thiết đối với một quốc gia ven biển
có chủ quyền, thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)
1982. Luật Biền Việt Nam đã khẳng định rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết
hòa bình các tranh chấp ở biển Đông trên cơ sở luật phá quốc tế, đặc biệt là
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan,
góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực biển Đông.
Mặt khác, nếu như “bài thơ thần” của Lý Thường Kiệt, Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là tuyên ngôn về chủ quyền, độc lập của quốc gia
thì Luật biển Việt Nam là tuyên ngôn về chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam
thời hiện đại. Vậy không có lý do gì là bất thường khi một quốc gia tuyên bố lời
tuyên ngôn của họ.
---* Thanh Gương *---
Đáng lẽ chúng ta nên đưa ra luật biển từ sớm hơn nữa mới đúng!
Trả lờiXóaCuộc sống của chúng tôi, đã có họ để được làm lại từ đầu, rộn rã trong hạnh phúc và tiếng cười, nhếch mép với mưa lũ, chúng tôi bắt đầu dũng cảm, bắt đầu chiến đấu vì đã có họ bên cạnh hỗ trợ và đùm bọc. Ngàn lần muốn nói xin cảm ơn Đảng.
Trả lờiXóaNhưng cần phải thấy rằng, dù có “điều chỉnh” như thế nào thì CNTB cũng không thể khắc phục được các mâu thuẫn cơ bản của nó. Đi từ kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp đến chủ nghĩa tự do mới rồi đến với chủ nghĩa tân tự do, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể tìm ra lối thoát bởi tính chất tích kỷ và bản chất bóc lột của nó vẫn không thay đổi.
Trả lờiXóaCái cần nhất bây giờ là lòng đoàn kết và 1 đội quân mạnh hơn nữa thì sẽ giữ vũng được 2 quần đảo của ta mà không cần phải đưa ra luật gì hết.
Trả lờiXóaTôi đồng ý chúng ta phải có hành lang pháp lý để bảo vệ lãnh hải của đất nước, đó là một phần của tổ quốc Việt Nam, bằng bất kỳ giá nào cũng không đánh đổi để mất vào tay các nước khác, muôn đời Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Trả lờiXóa