Nhiều
năm trở lại đây, một số người và tổ chức tự phong là “nhà dân chủ” được các
nhóm chống cộng cực đoan ở Hoa Kỳ tung hô, phối hợp để công kích, đưa ra những
nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Mà đáng kể
nhất là họ luôn lớn tiếng đưa ra các yêu sách phi lý như kêu gọi “Ủy ban nhân
quyền Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và các quốc gia tự do cử đặc phái viên
tới Việt Nam để điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền, yêu cầu Việt Nam tôn
trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, hủy bỏ các điều luật về an ninh quốc
gia (điều 79, 87 và 88 Bộ luật Hình sự)” và “thả ngay lập tức các tù nhân chính
trị”! Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức
phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong
nước được sự “bảo kê” của một số cơ quan truyền thông, một số tổ chức nhân danh
“dân chủ, nhân quyền” hỗ trợ tài chính qua các loại “giải thưởng”; từ đó xuyên tạc,
bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau. Sự thật về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ra
sao? Có đúng với những gì mà “nhà dân chủ” phản ánh? Mục đích của các “nhà dân
chủ” là gì?...
Sự thật là:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đó là những lời bất hủ được ghi trong bản Tuyên
ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945).
Trong
điều kiện một đất nước vừa trải qua những cuộc chiến tranh lâu dài và khốc
liệt, việc chăm lo, bảo đảm ngày càng đầy đủ hơn đến quyền con người vừa là mối
quan tâm hàng đầu, vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam. Sự nghiệp phát triển
của Việt Nam nói chung, chăm lo phát triển quyền con người nói riêng, được tiến
hành trong bối cảnh đất nước còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn, nên có thể còn có
hạn chế, bất cập, song không thể vì thế mà phủ nhận những thành tựu rất quan
trọng và ngày càng tiến bộ trong việc chăm lo quyền con người, điều này đã được
cộng đồng quốc tế thừa nhận. Theo tiêu chí tổng quát về thực hiện quyền con
người trong thế kỷ 21, trước hết phải kể đến Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên
hợp quốc. Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc tổ chức năm 2000, với sự tham
gia của 189 thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với tám mục
tiêu cụ thể và đặt mốc hoàn thành các mục tiêu này vào năm 2015. Sau 10 năm nỗ
lực phấn đấu, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá hoàn thành 90% kế
hoạch đặt ra, là một trong hai nước đi đầu trong việc giảm nghèo, cải thiện sức
khỏe cho nhân dân. Trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế, Việt Namcòn được
ghi nhận có sự phát triển tích cực trong việc bảo đảm các quyền con người, đặc
biệt là thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng của người dân.
Sự thật là:
Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), Ðảng
Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự
thật, không che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách
và cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên. Từ đầu năm đến nay, chúng ta đều
thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước
khi Ðảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản
để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được
tiến hành, thể hiện quyết tâm lớn trong chống tiêu cực, tham nhũng, hoàn thiện
thể chế, cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.
Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền lực và lợi
ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người.
Sự thật là:
Kết
quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa
Kỳ) sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: “Việt Nam có
được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách
mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt
Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp
không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và
khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng
nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của
Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn
nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy
động sự ủng hộ của quần chúng”.
Sự thật là:
Ðiều
88 Bộ luật Hình sự của Việt Nam hoàn toàn không có gì trái với Ðiều 19 Công ước
quốc tế về quyền dân sự, chính trị, khi dẫn lại Ðiều 19 của Công ước, các vị đã
cố tình cắt xén một nội dung mà Công ước đề cập. Ðó là, khoản 3 Ðiều 19 của
Công ước ghi rõ: “3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này
kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải
chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định
trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của
người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc
đạo đức của xã hội”. Theo đó, tự do báo chí phải có giới hạn, không có thứ “tự
do báo chí tuyệt đối” để làm mất uy tín của người khác, vi phạm an ninh quốc
gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
Thế nhưng…
Ngay
tại Mỹ, đất nước luôn lớn tiếng về dân chủ và nhân quyền thì những điều đó nhiều
khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng
bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,… vẫn tồn tại trong thời gian
dài. Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người bị chết
do các vụ bạo lực liên quan đến súng.
Tóm
lại, các “nhà dân chủ” nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô
phỏng và xây dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo
vệ quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các “nhà dân chủ” ở quốc nội không thật
sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình thành con rối
đáng thương. Ðây chính là cơ sở quan trọng đủ sức chứng minh sự dối trá của
những người đã và đang xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền./.
CÂY SUNG DÂU
Cho đến bây giờ và mai sau, những luận điểm và nguyên tắc cách mạng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là tài sản vô giá để toàn Đảng, toàn dân ta duy trì và phát triển, xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước luôn để quyền làm chủ cho nhân dân, xây dựng một đất nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Chúng ta phải lên án những phần tử xấu luôn tuyên truyền, xuyên tạc vu không Việt Nam.
Trả lờiXóaCác nhà dân chủ thực ra chỉ là những người có quan điểm lệch lạc hoặc vì lợi ích cá nhân mà làm tay sai cho bọn phản động chống phá Đảng, nhà nước ta mà thôi!
Trả lờiXóaKo nên gọi họ là "nhà dân chủ" mà nên gọi họ là "những nhà rận chủ", bởi vì họ chỉ là những con vật kí sinh sống trên những lợi ích của Mĩ và phương Tây mà quay lưng lại với dân tộc.
Trả lờiXóaDân chủ gì, toàn bọn được bơm tiền rồi suốt ngày sủa quạu lên là Việt Nam không dân chủ, chúng tôi những nhà hoạt động vì dân chủ. Dân chủ trong Pháp luật. Ngu đừng tỏ ra nguy hiểm
Trả lờiXóacác nước lớn luôn kêu gọi nước khác đảm bảo dân chủ trong khi chính trong đất nước họ dân chủ không tồn tại
Trả lờiXóacác ông này suốt ngày xuyên tạc sự thật, vu khống các nước khác vi phạm nhân quyền nhưng thực chất các ông này có hiểu dân chủ, nhân quyền là gì đâu
Trả lờiXóaHãy gọi họ là những nhà Rận chủ. bởi họ chỉ sống trên những điều bịa đặt, dối trá và độc ác. Chỉ vì 1 chút lợi ích mà họ có thể bán rẻ dân tộc mình.
Xóađúng vậy,đất nước luôn lớn tiếng về dân chủ và nhân quyền thì những điều đó nhiều khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi.
Trả lờiXóaViệt Nam được ghi nhận có sự phát triển tích cực trong việc bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
Trả lờiXóa