Một quốc gia muốn hòa
bình ổn định hội nhập và phát triển cần có những bản Hiến pháp. Đây được coi là
hệ thông lý luận mang tính chuẩn mực, vừa là công cụ, vừa là vũ khí để xây dựng
và đấu tranh bảo vệ Độc lập, tự do cho dân tộc,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho nhân dân. Duy trì xã hội ổn định,phồn vinh, phát triển.Tuy nhiên, bên cạnh
mặt tích cực vô cùng to lớn mà không thể không thừa nhận thì Hiến pháp lại mang
một hạn chế đó là rất nhanh tụt hậu so với thực tế cũng như đòi hỏi của đất
nước.Hiến pháp năm 1992 cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó, sau 12 năm áp
dụng vào thực tế, giờ đây nó đã lạc hậu và tỏ ra không còn phù hợp nữa. Nắm bắt
được yêu cầu đó,ngày 23/11/2012 Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Ủy ban dự thảo
Hiến pháp năm 2012 chính thức được công bố trên các phương tiện truyền thông
đại chúng nhằm lấy ý kiến rông rãi của quảng đại quần chúng nhân dân.Góp phần
đưa Hiến pháp 1992 hoàn thiện và mang nhiều yếu tố tiến bộ.
Trong quá trình đóng góp
sửa đổi Hiến pháp 124 điều, điều 4 được coi như điều quan trọng tất yếu- là
nguyên tắc tồn tại và hoạt động của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam :
“1. Đảng Cộng sản
Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội.
2.Đảng gắn bó mật thiết
với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Tuy nhiên , hiện nay
đang xôn xao dư luận về việc xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp.Có nghĩa là xóa bỏ
ĐCS Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lê
Nin,tư tưởng Hồ Chí Minh.Tiến hành đa nguyên đa đảng,tam quyền phân lập.Phát
triển Việt Nam theo con đường chủ nghĩa tư bản,xóa bỏ con đường CNXH mà chủ
tịch Hồ Chí Minh,toàn thể nhân dân và lịch sử dân tộc đã khắt khe lựa chọn.
Bên cạnh sự nhận thức
hạn chế của một bộ phận quần chúng nhân dân,dẫn đến dễ bị lợi dụng, kích
động,lôi kéo..Các thế lực thù địch cũng đang hằng ngày, hằng giờ tung ra trên
các diễn đàn, nhất là trên mạng internet, để tuyên truyền chống phá, nhằm
mục tiêu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước ta. Chẳng hạn họ cho rằng, Điều 4 Hiến
pháp năm 1992 là “phá hỏng nền tảng của chính bản thân hiến pháp”. Để bảo vệ
luận điệu này, họ đã viện dẫn Điều 2 và Điều 83 để xuyên tạc một cách ngụy biện
và cho rằng, Điều 4 của Hiến pháp nước ta “khẳng định ĐCSVN lãnh đạo Nhà nước
và toàn xã hội, tức là theo chế độ đảng trị = đảng chủ...”. Hơn thế, họ còn cho
rằng, “thể chế Việt Nam hiện nay là không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế,
chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền là trái với nguyên tắc nhà nước pháp
quyền...”; và “Điều 4 biểu hiện sự toàn trị, chứ không phải lãnh đạo”; “Thực
chất là ĐCS muốn bám lấy quyền lực để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi kinh tế của cá
nhân hay những nhóm tư bản đỏ”... Họ còn lớn tiếng cho rằng, “Hiến pháp
Việt Nam là không chính danh, chỉ là điều lệ ĐCSVN độc tài, toàn trị, do một số
đảng viên nắm quyền soạn thảo, sửa đổi, áp đặt lên 3 triệu đảng viên khác và
toàn dân Việt Nam!”… Từ đó, họ trắng trợn phát ngôn rằng,
“Việt Nam cần một bản hiến pháp mới, trong đó quyền làm chủ đất nước,
quyền quyết định tương lai chính trị cho đất nước phải do nhân dân tự quyết”.
“Mưu đồ của chúng là
nhằm tạo ra sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng,đòi xóa bỏ Điều
4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối
với Nhà nước CHXHCN Việt Nam và toàn xã hội.”
Xong, việc các thế lực
thù địch đưa ra các lý luận để bác bỏ Điều 4 trong Hiến pháp 1992 nước CHXHCN
Việt Nam là hoàn toàn sai lệch, thiếu sức thuyết phục và không đáng tin cậy.
Bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy trải qua hơn 80 năm phấn đấu, xây dựng,
trưởng thành, với bản lĩnh của một đảng chính trị dày dạn, có lãnh tụ sáng
suốt, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, ĐCSVN đã vượt qua muốn vàn khó khăn,
thử thách, động viên và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó
là điều không thể phủ nhận. ĐCSVN là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhân
dân ta tiến hành cuộc cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lập nên nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo
nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Hiện nay, ĐCSVN
vẫn là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, vai
trò lãnh đạo của ĐCSVN được quy định tại Điều 4, Hiến pháp năm 1992 là hoàn
toàn chính đáng, cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung
hiến pháp lần này.
Trong lịch sử đấu tranh
giải phóng dân tộc, không phải ngẫu nhiên mà ĐCS Việt Nam ra đời và trở thành
Đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành sự nghiệp cứu
nước mà để có thể xuất hiện và tồn tại được cho tới ngày hôm nay là kết quả của
một quá trinh tìm kiếm,sàng lọc và đấu tranh tư tưởng.Trong bối cảnh thực dân
Pháp lên gân trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, các phong trào cách mạng
trong nước lần lượt bị dập tắt, nguyên nhân do thiếu một đường lối lãnh đạo
đúng đắn thì ĐCS Việt Nam đã ra đời trở thành kim chỉ nam cho ngọn cờ cách
mạng, là ánh dương của giai cấp cần lao. Đưa khuynh hướng Dân chủ tư sản chính
thức đi vào quên lãng. Từ đây cách mang Việt Nam đã thoát khỏi sự khủng hoảng
về đường lối và giai cấp lãnh đạo, tiến những bước đi vững chắc đưa dân tộc
thoát khỏi nô lệ, lầm than. Điều đó cho thấy con đường cách mạng xã hội chủ
nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nói cách
khác trong quá trình phát triển, nước ta không còn con đường nào khác ngoài con
đường cách mạng XHCN.
Không phủ nhận rằng
trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta còn gặp phải nhiều vấn đề,
thậm chí có những vấn đề bức xúc, như : phân hóa giàu nghèo, quan liêu, tham
nhũng chưa được đẩy lùi, lợi dụng chức quyền mưu đồ cá nhân, lợi ích
nhóm…Đặc biệt là sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên cho đến nay, xã hội ta đã
tạo lập được những cơ sở chính trị, tư tưởng, pháp lí vững chắc để giải quyết
những vấn đề đó, minh chứng rõ nét nhất là việc Đảng đã đề ra quyết tâm chính
trị thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay” để làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh lãnh
đạo nhân dân ta xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
ĐCSVN ra đời là một chân
lý khách quan, tất yếu trong sự phát triển của lịch sử dân tộc và toàn nhân
loại. Chân lí ấy đã được chủ nghĩa Mác-Lê Nin tạo cơ sở và chứng minh tính đúng
đắn. Rằng xã hội loài người sẽ trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ Cộng
sản nguyên thủy - là hình thái thấp nhất đến một hình thái tương lai là Cộng
sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH. Nói tóm lại, việc nước ta đi theo con
đường cách mạng XHCN là hoàn toàn phù hợp,đúng đắn. Đây là chế độ xã hội phục
vụ cho quyền lợi của mọi người dân trong xã hội, thực hiện công bằng xã hội,
xóa bỏ tình trạng áp bức,bóc lột, bất công . Bởi vậy tất cả những xuyên tạc ,
mưu toan nhằm xóa bỏ ĐCSVN, xóa bỏ chế độ XHCN của các thế lực phản động trong
và ngoài nước chỉ là nhằm muốn thiết lập lại một xã hội dân chủ có các nhà tư
bản bóc lột sức lao động của người công nhân.
Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 sẽ tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện trong tất cả các thời kì,
xong những điều đã thuộc về chân lí khách quan thì không thể xóa bỏ. Điều 4
Hiến pháp năm 1992 sẽ cần tiếp tục được hiến định trong sửa đổi lần này,sao cho
hoàn thiện và hợp lòng dân nhất. Đồng thời đây cũng là một cơ hội để Đảng hoàn
thiện mình hơn và đập tan những luận điệu xảo trá,bôi nhọ, làm thay đổi bản
chất của ĐCSVN.
Chỉ còn không đầy một
tuần nữa công việc lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm
1992 sẽ hoàn thành. Các cấp chính quyền và nhân dân cần phải có sự thống nhất
cao về quan điểm, tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với
Nhà nước pháp quyền XHCN và toàn xã hội. Hiến pháp năm 1992 với Điều 4 sẽ tiếp
tục phát huy sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam tiến
lên XHCN. Đó là không chỉ là trách nhiệm mà còn là lương tâm đối với tương lai
phát triển của Tổ quốc và cách mạng Việt Nam theo đúng con đường mà Bác Hồ,
Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn./.
--- Cây Đen ---