Môi trường giáo dục Đại
học là nơi có những hoạt động phong phú, tạo điều kiện cho sinh viên giao tiếp,
ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng, đồng
thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, công tác
và trong cuộc sống. Ngày
nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mở cửa giao lưu trong
nước và quốc tế tạo điều kiện cho sinh viên (SV) tiếp cận với nhiều nguồn thông
tin mới qua hệ thống truyền thông, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về mọi
mặt. Điều đó cũng tác động không nhỏ đến nhận thức, niềm tin, mục tiêu, định
hướng chính trị và phương hướng hành động của SV. Ở lứa tuổi SV, họ khá nhạy
cảm với các vấn đề chính trị xã hội, đặc biệt là những vấn đề không lành mạnh,
tiêu cực mà khả năng nhận thức, tự miễn dịch trước tác động của thông tin xấu,
ở phần lớn SV còn hạn chế. Nếu không được định hướng, giáo dục kịp thời SV dễ
bị nhiễu thông tin, đen trắng lẫn lộn, thậm chí mất phương hướng chính trị tư
tưởng, mất niền tin về chế độ, về sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước.
Đây là kẽ hở để các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm làm
cho SV giảm sút ý chí, nghị lực, dao động về niềm tin, dẫn đến thoái hóa biến
chất về đạo đức lối sống như trường hợp sinh viên Nguyễn Phương Uyên gần đây.
Tuy nhiên, ở một số trường đại học hiện nay, việc đổi mới về
nội dung, hình thức giáo dục chính trị tư tưởng còn chưa được chú trọng đúng
mức, tình trạng giáo dục chính trị chung chung, đơn điệu, một chiều vẫn diễn
ra, đặc biệt là áp đặt, buộc người nghe phải chấp nhận vấn đề mà không có sự
luận giải sâu sắc nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Sự phối hợp, chỉ đạo hoạt
động Đoàn, Hội với phòng trào thanh niên ở một số trường còn chưa đồng bộ và
thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc nắm bắt, định hướng cách thức tiếp cận và xử
lý thông tin mới cho HS, SV có lúc, có thời điểm còn chưa chủ động và kịp
thời…, do đó đã ảnh hưởng xấu đến tình hình tư tưởng đạo đức và lối sống của
một bộ phận không nhỏ HS, SV hiện nay.
Theo một khảo sát gần đây cho thấy: có 69,5% HS, SV được hỏi cho rằng
mình “thường chú ý đến các thông tin thời sự chính trị xã hội trong nước”,
đặc biệt là các thông tin xã hội nổi cộm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, ngoài
việc tiếp cận với các thông tin chính thống, HS, SV còn tiếp xúc với các nguồn
tin không chính thống qua bạn bè, các trang web không chính thức, web đen, các
mạng xã hội trên Internet. Có đến 82,5% HS, SV tiếp cận thông tin qua mạng
Internet, 75,4% qua bạn bè, 45,6% qua thầy cô giáo; 25,3% qua tivi, đài phát
thanh nội bộ; chỉ có 17,6% HS, SV tiếp cận qua tổ chức, đoàn thể và gia đình.
Việc tiếp cận với các thông tin xấu về kinh tế xã hội, kết
hợp với các trang web độc hại về chính trị xã hội làm cho HS, SV mất niềm tin,
hoang mang, nghi ngờ về những thông tin có được, thậm chí có thể dẫn đến lệch
chuẩn, vi phạm pháp luật. Nhưng số liệu thu được từ một số cuộc khảo sát cho
thấy, do chưa được định hướng kịp thời nên khi tiếp cận với những thông tin
tiêu cực, nổi cộm gây bức xúc trong đời sống xã hội có đến 45,8% HS, SV còn
hoang mang, nghi ngờ về thông tin này; 59,9% HS, SV mất niềm tin vào sự công
bằng xã hội; 48,3% chia sẽ bức xúc với người thân, bạn bè; 42,4% chú ý theo dõi
sự phát triển thông tin đó; chỉ có 9,5% HS, SV coi thông tin trên là bình
thường và 33,7% phản ứng ngay bằng cách gửi phản hồi trên mạng. Sự thiếu định
hướng thông tin, đặc biệt là những thông tin xấu đã tác động tiêu cực, ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoàn thiện nhân cách của HS, SV.
Để góp phần “giáo dục
lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống… bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu
nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước
giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và giúp cho SV có đủ khả năng,
bản lĩnh miễn dịch trước các tác động của thông tin xấu độc, các vấn đề xã hội
nóng bỏng, bức xúc cần chú trọng hơn nữa việc giáo dục chính trị tư tưởng, định
hướng và giải đáp kịp thời các vấn đề xã hội đến SV. Cụ thể, cần thực hiện một
số nội dung, biện pháp sau:
Thứ nhất, các trường phải thường xuyên tổ chức
các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, cuối khóa, đầu năm học, cuối năm học;
phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức các buổi báo cáo, diễn đàn để
giải đáp kịp thời các vấn đề xã hội nóng bỏng, nổi cộm mà SV quan tâm.
Thứ hai, phát huy vai trò của đội ngũ giáo
viên, đặc biệt là giáo viên chính trị trong các trường đại học nhằm định hướng
thông tin cho HS, SV. Đội ngũ giáo viên phải thường xuyên trau dồi lý luận
chính trị, chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và nắm bắt
kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, nghị quyết, chỉ thị của Bộ
Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết TW4 – khóa XI. Đồng thời phải không phải
ngừng đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng
cho phù hợp với HS, SV. Cần luận giải những vấn đề thực tiễn xã hội “nóng hổi” có
căn cứ khoa học và mang tính thuyết phục cao vào trong bài giảng chính trị của
mình. Dùng các cứ liệu sinh động trong thực tiễn cuộc sống để tăng tính thuyết
phục để HS,SV nhận thức đúng đắn về vấn đề, sự kiện xã hội đang được quan tâm.
Bên cạnh việc tuyên truyền ý thức cảnh giác, đấu tranh chống “diễn biến hòa
bình” thì khi tiếp xúc, cập nhật thông tin mới, đội ngũ giáo viên phải cân
nhắc, chắt lọc, lựa chọn những thông tin có ích, có tác dụng định hướng chính
trị, tư tưởng cho HS, SV. Kết hợp tính tư tưởng lý luận với tính chiến đấu để
vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, làm cho HS, SV hiểu rõ thực
trạng của đất nước, địa phương, nhận thức đầy đủ những thời cơ, thuận lợi cũng
như những thách thức, khó khăn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của người HS, SV
Việt Nam, từ đó củng cố niềm tin khoa học, xây dựng quyết tâm phấn đấu và ý chí
vươn lên.
Thứ hai, phát huy tốt vai trò của đoàn
thanh niên trong tuyên truyền, giáo dục, định hướng thông tin thông qua các
buổi hoạt động đoàn. Đoàn thanh niên cần tổ chức những buổi sinh hoạt với nội
dung phong phú như phân công nói chuyện về những vấn đề nổi cộm trong xã hội
hoặc cùng nhau phân tích những vấn đề thời sự “nóng hổi” của Việt Nam
cũng như các nước trên thế giới, qua đó vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn
của thế lực thù địch, mà bọn chúng tung tin đồn nhảm trong xã hội, tuyên truyền
sai sự thật trên Internet. Những hoạt động này sẽ giúp cho đoàn viên, thanh
niên hình thành và củng cố lập trường tư tưởng, chính kiến, kỹ năng phân tích
khi tìm hiểu các thông tin. Bên cạnh đó, đoàn trường cần phối hợp chặt chẽ với
đoàn thể chính quyền địa phương, kịp thời cập nhật những thông tin về tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội trong nước để HS, SV có nhận thức đúng đắn về những
thay đổi của địa phương, của đất nước, tự ý thức được vai trò trách nhiệm của
bản thân trước những biến đổi đó. Ngoài ra, đoàn trường cần xây dựng các chương
trình hoạt động phù hợp với đặc thù của trường mình. Nhất là tổ chức nhiều hoạt
động ngoại khóa đủ sức cuốn hút thanh thiếu niên tham gia, như xây dựng các câu
lạc bộ (CLB): CLB học tập, CLB văn nghệ, CLB bóng đá, CLB bản tin Đoàn trường
đi dã ngoại… thông qua đó định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn cho HS, SV, góp
phần ngăn ngừa các thông tin xấu độc và các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
Thứ
ba, nâng cao và đa dạng các nguồn thông tin chính thống các phòng đọc chính
trị; cán bộ làm công tác tuyên truyền viên, phát thanh viên, đội ngũ cán bộ thư
viện thường xuyên quản lý, định hướng SV sử dụng, khai thác thông tin trên
phòng Internet, trang Web nội bộ của nhà trường … nhằm cung cấp kịp thời cho HS, SV những thông tin mới, bổ ích, có
định hướng, những vấn đề mang tính thời sự, thiết thực với lĩnh vực hoạt động,
ngành nghề học tập, sinh hoạt.
Cuối cùng, để công tác định hướng thông tin, giáo dục chính
trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay có hiệu quả cần có sự tham gia đông đảo của
các tổ chức, lực lượng từ nhà quản lý, nhà trường, các tổ chức đoàn thanh niên,
hội SV…các bậc phụ huynh, gia đình và hơn hết chính bản thân các em cũng phải
tự tu dưỡng, định hướng đúng khi nhìn nhận các vấn đề xã hội, tạo điều kiện cho
quá trình định hướng nghề nghiệp và phát triển, hoàn thiện nhân cách; xứng đáng
là chủ nhân tương lai của đất nước.
Lê Minh